Tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… là những biến chứng mà rối loạn mỡ máu có thể gây ra nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp. Vậy rối loạn mỡ máu là bệnh gì, điều trị và phòng ngừa như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?
Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là thành phần lưu thông trong máu. Mỡ máu bao gồm cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do, trong đó cholesterol chiếm 60% – 70%.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng mất cân bằng các thành phần trong mỡ máu, bao gồm: Tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL – Cholesterol, tăng nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) và giảm HDL – Cholesterol.
Có những chỉ số mỡ máu nào?
Cholesterol toàn phần: Cholesterol toàn phần là tổng lượng cholesterol tìm thấy trong máu khi xét nghiệm sinh hóa máu, bao gồm lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C), cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) và và Triglycerid.
LDL – Cholesterol: Bình thường, LDL – Cholesterol có vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nhưng khi hàm lượng LDL tăng cao sẽ dẫn đến hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu, đặc biệt ở tim và não, gây xơ vữa động mạch. Lâu ngày, các mảng xơ vữa này có thể làm hẹp, tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Do đó, LDL – Cholesterol được gọi là cholesterol xấu, cần được khống chế giữ ở mức ổn định.
HDL- Cholesterol: Có vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan và đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm nên được gọi là cholesterol “tốt”.
Chất béo trung tính (Triglyceride): Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi lượng calo không cần thiết thành chất béo trung tính, lưu trữ trong tế bào mỡ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu lượng chất béo này tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Lượng chất béo trung tính trong cơ thể tăng cao có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như thừa cân, ăn quá nhiều đồ ngọt, lạm dụng rượu, hút thuốc, ít vận động, mắc bệnh tiểu đường…
Lượng chất béo trung tính tăng cao do rối loạn mỡ máu có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim
Triệu chứng rối loạn mỡ máu không nên bỏ qua
Rối loạn mỡ máu thường khởi phát và diễn tiến âm thầm, ít có triệu chứng cho đến khi bệnh tăng nặng. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh rối loạn mỡ máu mà người bệnh nên lưu ý, bởi chúng rất giống các bệnh lý thông thường khác.
Huyết áp không ổn định: Khi bị rối loạn mỡ máu, một số người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, huyết áp không ổn định.
Đau nhức, tê bì và lạnh chân: Cholesterol trong máu tăng cao có thể làm tắc nghẽn mạch máu, khiến máu không lưu thông được đến chân gây ra cảm giác đau nhức, tê bì, sưng tấy ở chân, cơn đau thường tăng lên khi người bệnh đứng hoặc đi lại. Ngoài ra, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn.
Đau ngực: Người bệnh có thể cảm thấy đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt,…từ vài phút đến vài chục phút, cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ.
Đột quỵ: Mỡ máu tăng cao gây nên sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch cản trở việc lưu thông máu lên não, gây thiếu oxy và dẫn đến đột quỵ.
Một số dấu hiệu khác: Đổ mồ hôi lạnh, mệt lả, buồn nôn và nôn, chóng mặt thoáng qua; có cảm giác đau căng và khó chịu ở lưng, vai, cổ, hàm.
Hậu quả của rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, rối loạn mỡ máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như:
1. Ảnh hưởng đến tim mạch
Mỡ máu tăng cao là một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, tình trạng này kéo dài có thể gây hẹp động mạch, khiến lượng máu cung cấp cho tim giảm. Đặc biệt, khi cholesterol và triglyceride cùng tăng cao, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng cao lên gấp nhiều lần, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong.
2. Ảnh hưởng đến huyết áp
Rối loạn mỡ máu có thể gây ra các mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi, từ đó làm tăng áp lực lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu cho các hoạt động của cơ thể, tim phải làm việc nhiều hơn, chính điều này làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp tim… dẫn đến tăng huyết áp. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu, một trong những yếu tố góp phần làm tăng huyết áp.
3. Gây tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Rối loạn mỡ máu, đặc biệt ở người bệnh tăng cholesterol, tinh thể cholesterol rất dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này có thể di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não, làm hẹp lòng mạch và làm giảm lưu lượng tuần hoàn gây ra tình trạng thiếu máu não. Nghiêm trọng hơn, dòng máu lên não có thể tắc nghẽn hoàn toàn và gây đột quỵ não.
Rối loạn mỡ máu có thể gây biến chứng đột quỵ não nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị sớm
4. Gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể làm suy giảm chức năng gan, dẫn đến viêm gan, xơ gan.
5. Giảm chức năng sinh lý
Rối loạn mỡ máu không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Ví dụ nam giới bị tăng cholesterol máu có thể có biểu hiện rối loạn cương dương sớm hơn những biến chứng về tim mạch, nữ giới có cholesterol cao có thể bị giảm ham muốn. .
6. Hình thành sỏi mật
Tại hệ tiêu hóa, cholesterol là nguyên liệu chính để gan sản xuất ra dịch mật. Nhưng khi có quá nhiều cholesterol trong dịch mật sẽ thúc đẩy hình thành các tinh thể, tạo thành sỏi cứng trong túi mật, đường mật trong gan. Hệ quả là gây viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn,…
7. Tiểu đường
Rối loạn mỡ máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin và gây tăng đường huyết. Rối loạn mỡ máu có thể kéo theo rối loạn chuyển hóa đường, tiểu đường và lâu dần cũng có thể gây rối loạn mỡ máu.
8. Béo phì
Bệnh béo phì làm giảm nồng độ HDL- cholesterol, làm tăng nồng độ Triglyceride và LDL- Cholesterol trong máu. Theo một số thống kê, khoảng 90% người bệnh béo phì, béo bụng bị rối loạn mỡ máu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hình thành Xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm rối loạn mỡ máu ở người bệnh béo phì có thể giúp cải thiện và dự phòng sớm những hậu quả do bệnh gây ra.
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu
Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thường được chia làm 2 yếu tố nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:
1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát
Nguyên nhân là do đột biến gen đơn hoặc đa gen dẫn đến sản xuất quá mức hoặc giảm thanh thải triglycerid (TG) và lipoprotein mật độ thấp (LDL), hoặc sản xuất thiếu hoặc thanh thải quá mức lipoprotein mật độ cao (HDL).
2. Rối loạn mỡ máu thứ phát
Đây là dạng gặp chủ yếu trong đời sống, ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân rối loạn mỡ máu thứ phát có thể do:
Chế độ ăn uống không hợp lý: Dung nạp quá nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thực phẩm giàu cholesterol như: mỡ, nội tạng động vật, bơ, sữa, khoai tây chiên, bánh quy, bánh nướng, thịt đỏ… có thể làm tăng LDL – cholesterol và giảm HDL – cholesterol trong máu, gây rối loạn mỡ máu.
Ăn uống thiếu khoa học, lười vận động là một trong những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu
Thừa cân – béo phì: Theo nhiều nghiên cứu, người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30, người có chu vi vòng eo lớn (trên 102cm đối với nam, trên 89cm đối với nữ) có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu.
Ít vận động: Lười vận động có thể làm tăng mức LDL, nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cũng theo đó tăng lên. Ngược lại, thường xuyên vận động sẽ giúp tiêu thụ năng lượng, tăng cường HDL- cholesterol trong máu.
Hút thuốc lá: Không chỉ hại phổi, thuốc lá còn làm giảm khả năng đào thải mỡ, tăng lượng HDL cholesterol và làm giảm LDL cholesterol trong máu gây rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch.
Tuổi tác: Các hoạt động sống của cơ thể thường giảm dần theo thời gian, nhu cầu năng lượng cũng theo đó mà ít đi. Do đó, sự chuyển hóa lipid cũng có sự thay đổi, quá trình dự trữ tăng hơn quá trình thoái giáng tạo năng lượng, khiến lipid ứ đọng lại trong máu và mô cơ quan. Mặc dù tuổi tác là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, nhưng nếu người bệnh biết cách hạn chế các yếu tố gây tăng mỡ máu khác sẽ phần nào giúp nồng độ lipid được ổn định theo thời gian.
Bệnh lý: Ngoài thói quen ăn uống, sinh hoạt, hút thuốc lá,… mắc các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, suy giáp, hội chứng chuyển hóa, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh thận cũng có thể làm tăng cao mức cholesterol trong máu.
Đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nếu có một trong các yếu tố sau, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
● Nam, nữ ngoài 30
● Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
● Người bị hội chứng chuyển hóa
● Người ăn nhiều tinh bột, chất béo, thức ăn nhanh, đồ chiên nướng
● Người lười vận động, ít tập thể dục
● Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
● Phụ nữ sau mãn kinh
Làm thế nào để chẩn đoán rối loạn mỡ máu?
Hiện nay, xét nghiệm máu là cách giúp chẩn đoán rối loạn mỡ máu nhanh và chính xác nhất. Người bệnh được chẩn đoán rối loạn mỡ máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn như:
● Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L (200mg/dL)
● Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
● LDL-cholesterol > 2,58 mmol/L (100mg/dL)
● HDL-cholesterol < 1.03 mmol /L (40 mg/dL)
Lưu ý: Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, người bệnh không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước lọc) trước khi bác sĩ lấy các mẫu máu xét nghiệm 9 – 12 giờ.
Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán rối loạn mỡ máu nhanh và chính xác
Cách điều trị rối loạn mỡ máu
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ rối loạn mỡ máu cụ thể ở mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp như:
1. Thay đổi lối sống
Lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn mỡ máu. Do đó, để khắc phục bệnh hiệu quả, điều đầu tiên người bệnh cần thực hiện là điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi thói quen sinh hoạt sang hướng tốt cho sức khỏe và giúp giảm cholesterol trong máu một cách tự nhiên như:
● Cắt giảm lượng tinh bột trong các bữa ăn hằng ngày.
● Tăng cường rau củ quả, trái cây tươi và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
● Loại bỏ mỡ, nội tạng động vật ra khỏi bữa ăn hàng ngày
● Hạn chế ăn lòng đỏ trứng, sản phẩm từ sữa, thức ăn chế biến sẵn.
● Tổng số chất béo dung nạp một ngày không nên quá 30%.
● Giảm lượng chất béo tiêu thụ một ngày xuống dưới 25%, lượng Cholesterol dưới 200mg
● Bổ sung chất béo không bão hòa bằng cách ăn nhiều cá, dầu thực vật, hạt, cây họ đậu,…
● Người thừa cân, béo phì nên giảm dần calo mỗi ngày, cố gắng duy trì ở mức dưới 500 calo/ngày
● Bỏ thuốc lá, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng rượu bia.
● Ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi đêm
● Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày
● Dành ít nhất 30 phút để tập thể dục, tập đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi
2. Điều trị bằng thuốc
Với những trường hợp rối loạn mỡ máu tăng cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp giảm mỡ máu để điều trị bệnh như:
Nhóm Statin: Đây là nhóm thuốc ức chế men HMG-CoA Reductase, có tác dụng hạn chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở tế bào, giảm nồng độ cholesterol toàn phần và giảm LDL-cholesterol. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng ổn định mảng xơ vữa, giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giảm sự kết dính của tiểu cầu,…
Nhóm Fibrat: Nhóm thuốc này giúp làm giảm sinh, tổng hợp cholesterol, giảm triglycerid máu. Thường được chỉ định cho người bệnh rối loạn mỡ máu có chỉ số triglycerid cao.
Nhóm Ezetimibe: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hấp thụ Triglyceride tại ruột, nhờ đó giúp làm giảm LDL- cholesterol tăng HDL- cholesterol.
Nhóm Resin: Nhóm thuốc này giúp làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL và tăng thải LDL-c. Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp tăng LDL-c.
Nhóm acid Nicotinic: Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp tăng LDL-C, giảm HDL-C và tăng Triglycerid.
Điều trị thay thế bằng hormone Estrogen: Thường được sử dụng cho người bị bệnh là phụ nữ đã mãn kinh.
Người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu
Lưu ý: Nhiều loại thuốc điều trị rối loạn mỡ máu có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, đầy bụng, tăng men gan, táo bón… khi sử dụng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, tăng liều khi chưa thăm khám và có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
3. Sử dụng các hoạt chất sinh học thiên nhiên
Để cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn mỡ máu, ngoài việc thay đổi lối sống, áp dụng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh nên kết hợp sử dụng các hoạt chất sinh học thiên nhiên đã được nghiên cứu tác dụng giảm Cholesterol, ổn định các thành phần mỡ máu ở mức cần thiết cho cơ thể. Đây chính là giải pháp mang tính hiệu quả bền vững và an toàn được các chuyên gia khuyến khích.
Hiện nay, FAZ với thành phần GDL-5 (Policosanol) được tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ được xem là thành tựu mới của khoa học trong việc điều hòa mỡ máu. Nhờ công nghệ chiết xuất hiện đại, độc quyền của Mỹ, giữ lại được nhiều nhất các thành phần sinh học quý, GDL-5 có trong FAZ giúp tăng hoạt hóa Receptor tế bào, giúp tế bào sử dụng Cholesterol một cách hiệu quả hơn. Nhờ đó giúp giảm tổng hợp cholesterol toàn phần, giảm LDL-C (cholesterol “xấu”) và Triglyceride, đồng thời tăng HDL-C (cholesterol “tốt”).
Nghiên cứu lâm sàng tại Hoa Kỳ cho thấy, sử dụng GDL-5 (có trong FAZ) liên tục trong 4 – 8 tuần có thể giúp giảm Cholesterol toàn phần 13,9%, giảm LDL-C 19,3% và tăng HDL-C 18,4%, giảm Triglyceride 14,1%.
Ngoài ra, FAZ là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, đã được chứng minh an toàn toàn với sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Do đó, nếu đang gặp vấn đề về rối loạn mỡ máu, bạn có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn, đồng thời phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do rối loạn mỡ máu gây ra như tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Tại Việt Nam, FAZ là sản phẩm nhập khẩu đầu tiên & duy nhất có chứa hoạt chất sinh học quý GDL-5
Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn mỡ máu?
Rối loạn mỡ máu mặc dù là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng chúng ta có thể phòng tránh rối loạn mỡ máu ngay từ chính thói quen như:
Chế độ ăn uống: Giảm chất béo (lipid) trong thực đơn hàng ngày; ăn nhiều hoa quả, rau xanh; ăn thịt nạc gia cầm không da; thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu ô-liu, dầu hướng dương, dầu hạt cải để giảm nồng độ LDL – cholesterol trong máu; ăn cá béo 3 – 5 lần/tuần. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, trứng, nội tạng động vật, đồ ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, đồ nướng, rượu bia, bỏ hút thuốc (nếu có).
Luyện tập thể dục: Xây dựng và duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao từ 30 – 60 phút/một ngày với những bài tập phù hợp với sức khỏe như chạy bộ, đạp xe, bơi lội… để đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể, nâng cao sức khỏe.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Nếu bạn thừa cân/béo phì hãy tăng cường luyện tập, thay đổi chế độ ăn uống để giảm cân, cố gắng hãy giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 19 – 23, vòng bụng không quá 90 ở nam và 75 ở nữ.
Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe 6 tháng – 1 năm/lần để tầm soát, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh rối loạn mỡ máu cũng như có hướng kịp thời điều trị kịp thời là điều hết sức cần thiết nếu bạn có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cao.
Tóm lại, những hậu quả mà rối loạn mỡ máu gây ra cho sức khỏe là không hề nhỏ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa rối loạn mỡ máu bằng cách thay đổi lối sống, chủ động bổ sung FAZ với GDL – 5 thiên nhiên để điều hòa Cholesterol và ổn định các thành phần mỡ máu.
Bài viết liên quan
Thực phẩm tốt cho đàn ông yếu sinh lý
Các ảnh hưởng của yếu sinh lý đến đời sống tình dục nam giới thường dựa vào ...
Th7
Tinh trùng loãng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả
Danh mụcRối loạn mỡ máu là bệnh gì?Có những chỉ số mỡ máu nào?Triệu chứng ...
Th7
Hoa ngàn vàng phụ nữ 30+ quý như thế nào bạn có biết?
Cái ngàn vàng trong quan niệm của mỗi người, mỗi nền văn hóa, mỗi đất ...
Th7
Hệ nội tiết là gì? Gồm cơ quan nào và vai trò của hệ thống nội tiết
Hệ nội tiết là hệ thống gồm nhiều tuyến sản xuất hormone nằm khắp cơ ...
Th7
Mãn dục nam: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Sau tuổi 40, nam giới thường phải đối mặt với tình trạng mãn dục nam ...
Th7
12 dấu hiệu tiền mãn kinh, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Tiền mãn kinh là giai đoạn “tiền đề” chuyển tiếp sang tuổi mãn kinh. Lúc ...
Th7