Hệ nội tiết là hệ thống gồm nhiều tuyến sản xuất hormone nằm khắp cơ thể, có vai trò trong việc kiểm soát và điều chỉnh, nhiều chức năng trong cơ thể như trao đổi chất, chức năng mô, chức năng sinh sản, chức năng tình dục cũng như tâm trạng, giấc ngủ của cơ thể.
Nội tiết tố là gì?
Nội tiết là các tuyến nội tiết không có ống dẫn, mà đi thẳng vào máu, nhờ tuần hoàn đưa đến cơ quan đích. Hệ nội tiết là hệ thống nhiều tuyến nội tiết, mỗi tuyến tiết ra nhiều hormone khác nhau đổ trực tiếp vào máu để điều hòa cơ thể.
Nội tiết tố (hormone) là chất truyền tin, truyền tín hiệu của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi tế bào, cơ quan chức năng trong cơ thể như: thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, tăng trao đổi chất, cũng như đảm bảo các chức năng sinh sản, sinh dục của cơ thể.
Nếu nội tiết tố gặp vấn đề bất trắc, không đáp ứng đủ, cơ thể sẽ gặp các vấn đề trong giai đoạn dậy thì, ở độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh sẽ khó kiểm soát căng thẳng, dễ tăng cân, giảm ham muốn, khó mang thai…
Nội tiết tố có vai trò quan trọng đối với hầu hết các tế bào trong cơ thể
Chức năng của hệ nội tiết trong cơ thể con người
Hệ nội tiết có vai trò quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm điều chỉnh hàng loạt chức năng của cơ thể thông qua việc giải phóng hormone. Nội tiết tố được tiết ra bởi các tuyến nội tiết, phóng thích vào máu đến các cơ quan và các mô trong cơ thể. Sau đó, các hormone sẽ thông báo cho các cơ quan và mô này phải hoạt động như thế nào.
Một số chức năng quan trọng của hệ nội tiết bao gồm:
● Sự trao đổi chất
● Tăng trưởng và phát triển
● Chức năng tình dục và sinh sản
● Nhịp tim
● Huyết áp
● Thèm ăn
● Chu kỳ ngủ và thức
● Thân nhiệt
Hệ nội tiết gồm những cơ quan nào?
Hệ nội tiết tạo thành từ hệ thống phức tạp của các tuyến, là nơi sản xuất, lưu trữ và giải phóng các nội tiết. Mỗi tuyến sản xuất một hoặc nhiều hormone, chúng sẽ nhắm vào các cơ quan và mô cụ thể trong cơ thể.
Hệ thống nội tiết bao gồm những cơ quan sau đây:
● Tuyến yên: Tuyến yên nằm bên dưới vùng dưới đồi. Các kích thích tố nó tạo ra ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sinh sản. Ngoài ra, chúng cũng có thể kiểm soát chức năng của các tuyến nội tiết khác.
● Vùng dưới đồi: Vùng này sản xuất nhiều hormone kiểm soát tuyến yên. Chúng cũng tham gia vào việc điều chỉnh các chức năng như: chu kỳ thức – ngủ, nhiệt độ cơ thể và cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, cũng có thể điều chỉnh chức năng của các tuyến nội tiết khác.
● Tuyến tùng: Tuyến tùng có vai quan trọng đối với chu kỳ ngủ-thức của bạn.
● Tuyến giáp: Chúng rất quan trọng đối với sự trao đổi chất.
● Tuyến cận giáp: Nằm ở tuyến cổ, rất quan trọng để duy trì kiểm soát mức canxi trong xương và máu của bạn.
● Tuyến ức: Nằm ở phần trên của thân, tuyến ức hoạt động cho đến tuổi dậy thì và tạo ra các hormone quan trọng cho sự phát triển của một loại tế bào bạch cầu gọi là tế bào T.
● Tuyến thượng thận: Chúng được tìm thấy trên đầu mỗi quả thận. Các tuyến này sản xuất các hormone quan trọng để điều chỉnh các chức năng như huyết áp, nhịp tim và phản ứng với căng thẳng.
● Tuyến tụy: Tuyến tụy nằm trong ổ bụng phía sau dạ dày của bạn. Chức năng nội tiết của nó liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Hệ trục vàng của phụ nữ: Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng
1. Sơ đồ hệ nội tiết
Hệ nội tiết tạo thành từ nhiều tuyến khác nhau
2. Vùng hạ đồi và chức năng
Vùng hạ đồi là vùng nhỏ ở trung tâm não bộ, nằm ở tuyến yên và đồi thị. Tuy chúng có kích thước rất nhỏ, nhưng lại có vai trò quan trọng trong sản xuất hormone cũng như kích thích nhiều quá trình trong cơ thể.
Vùng hạ đồi có những chức năng sau đây:
● Điều hòa thân nhiệt
● Giải phóng hormone
● Duy trì chu kỳ kinh nguyệt
● Kiểm soát sự thèm ăn
● Điều chỉnh cảm xúc
● Quản lý hành vi tình dục
3. Tuyến yên và các nội tiết tố chính
Tuyến yên được xem là tuyến chủ vì hormone của nó kiểm soát các bộ phận khác của hệ thống nội tiết như: tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Tuyến yên là một phần nhô ra khỏi đáy của vùng đồi ở đáy não. Tuyến yên gồm có tuyến yên trước và tuyến yên sau.
Tuyến yên trước: là một thuỳ của tuyến điều chỉnh một số quá trình sinh lý của cơ thể (bao gồm sự căng thẳng, sự tăng trưởng, sinh sản, nuôi con bú…).
Tuyến yên sau: là một thuỳ của tuyến được kết nối chức năng với vùng dưới đồi bởi sự xuất hiện thông qua một ống nhỏ gọi là cuống tuyến yên (hay còn gọi là cuống rốn).
4. Các tuyến thượng thận và nội tiết tố
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết sản xuất nhiều loại hormone, bao gồm adrenaline và steroid aldosterone và cortisol. Chúng được nằm đầu ở mỗi quả thận, mỗi tuyến có vỏ ngoài tạo ra hormone steroid và tủy trong. Tuyến thượng thận được chia thành ba vùng là vành glomerulosa, fasciculata và reticularis. Vỏ thượng thận sản xuất ra ba loại hormone steroid chính là Mineralocorticoids, glucocorticoids, androgens.
Tuyến thượng thận được kiểm soát bởi tuyến yên, một phần khác của hệ nội tiết. Những tín hiệu bất thường có thể phá vỡ lượng hormone do tuyến yên truyền cho tuyến thượng thận sản xuất. Chính điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone. Việc mất cân bằng nội tiết có thể gây ra các triệu chứng và sức khỏe gặp vấn đề bất trắc.
Việc sản xuất hormone steroid được gọi là steroidogenesis và liên quan đến một số phản ứng cũng như các quá trình diễn ra trong tế bào vỏ não. Tủy tạo ra chất dẫn truyền thần kinh như epinephrine và dopamine có chức năng tạo phản ứng nhanh chóng khắp cơ thể trong các tình huống căng thẳng.
5. Các tuyến sinh dục và nội tiết tố của chúng
Tuyến sinh dục được gọi là tuyến sinh sản, là một tuyến hỗn hợp tạo tế bào sinh dục và nội tiết tố giới tính của sinh vật. Ở nữ giới, các tế bào sinh sản là noãn, ở nam giới, các tế bào sinh sản là tinh trùng. Tuyến sinh dục nam, tinh hoàn sản xuất dưới dạng tinh trùng, tuyến sinh dục nữ là buồng trứng tạo ra các tế bào trứng. Tuyến sinh dục gồm 3 nội tiết tố quan trọng sau đây:
Estrogen: Là hormone quan trọng nhất đối với phụ nữ. Nó có vai trò trong việc phát triển giới tính và các phần ở cơ quan sinh dục như vú, âm đạo, vòi trứng, nội mạc tử cung… tạo nên đặc tính thứ phát của giới nữ như vai nhỏ, ngực nở, giọng nói thanh. Estrogen bắt đầu tiết ra ở lứa tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu tiết ra hormone estrogen có giới hạn cho từng chu kỳ kinh nguyệt. Mức Estrogen tăng cao ở giữa chu kì kinh nguyệt, kích thích giải phóng trứng. Lượng hormone này sau đó giảm nhanh sau khi rụng trứng. Estrogen thường phân thành 3 loại sau:
● Estrone (E1): Là một dạng estrogen yếu và là loại duy nhất được tìm thấy ở phụ nữ mãn kinh. Một lượng nhỏ estrone có hầu hết trong các mô của cơ thể, chủ yếu là chất béo và cơ bắp. Cơ thể có thể chuyển đổi estrone thành estradiol và estradiol thành estrone.
● Estradiol (E2): Là estrogen mạnh nhất. Estradiol là một steroid được sản xuất bởi buồng trứng. Chúng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề phụ khoa, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ, thậm chí là ung thư nội mạc tử cung.
● Estriol (E3): Là loại estrogen yếu nhất và là chất thải được tạo ra sau khi cơ thể sử dụng estradiol. Estriol được tạo ra nhiều nhất và duy nhất vào thời kỳ mang thai. Estriol không thể được chuyển đổi thành estradiol hoặc estrone.
Estrogen là hormone quan trọng nhất đối với phụ nữ
Progestogens: Progesterone là hormone steroid được cơ thể phụ nữ tiết ra ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Progesterone chủ yếu tiết ra ở buồng trứng, nhau thai (trong thời kỳ mang thai), tuyến thượng thận và giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt, giúp duy trì, bảo vệ thai kỳ. Bên cạnh đó, ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là khi có thai, cùng với estrogen, progesterone là tăng sinh chùm nang tuyến vú để chuẩn bị cho việc tiết sữa.
Progesterone thuộc nhóm hormone steroid, gọi là progestogen. Đây là chất chuyển hóa trung gian trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên, và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.
Androgen: Đây là hormone cần thiết cho các quá trình khác nhau như tăng trưởng, sinh sản và ham muốn tình dục. Androgen quan trọng nhất do tinh hoàn tiết ra Testosterone. Điều này xảy ra ở bé trai và bé gái ở lứa tuổi dậy thì. Hormone này rất quan trọng cho chức năng sinh sản và tình dục của nam giới. Ở phụ nữ, androgen đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn dậy thì, kích thích phát triển lông mu và nách..
Với phụ nữ trưởng thành, androgen là cần thiết cho sự tổng hợp estrogen và đã được chứng minh đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa mất xương, cũng như sự thỏa mãn và ham muốn tình dục. Ngoài ra, các hormone này được cho là điều chỉnh chức năng của nhiều cơ quan, bao gồm đường sinh sản, thận, gan, chuyển hóa xương và cơ.
Các ảnh hưởng liên quan đến hệ thống nội tiết
Nội tiết tố quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào hormone bị mất cân bằng. Dưới đây là những ảnh hưởng có liên quan đến hệ thống nội tiết và mức độ hormone của cơ thể.
1. Cường giáp
Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp có nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cần thiết. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả tình trạng tự miễn dịch.
Một số triệu chứng phổ biến của cường giáp bao gồm:
● Mệt mỏi
● Lo lắng
● Giảm cân
● Bệnh tiêu chảy
● Tăng thân nhiệt
● Nhịp tim nhanh
● Khó ngủ
Điều trị bệnh phụ thuộc vào mức nghiêm trọng của bệnh cũng như nguyên nhân gây ra nó. Các phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc, dùng tia phóng xạ hoặc phẫu thuật.
Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp có nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cần thiết
2. Suy giáp
Ngược với cường giáp, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Suy giáp cũng có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Một số triệu chứng phổ biến của suy giáp bao gồm:
● Mệt mỏi
● Tăng cân
● Táo bón
● Da và tóc khô
● Nhịp tim chậm
● Kinh nguyệt không đều
● Gặp vấn đề rắc rối về sinh sản
Điều trị suy giáp thường được bổ sung hormone tuyến giáp bằng thuốc.
3. Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing xảy ra do mức độ cao của hormone cortisol. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Cushing bao gồm:
● Tăng cân
● Tích tụ mỡ ở mặt, vùng giữa hoặc vai
● Vết rạn da, đặc biệt là trên cánh tay, đùi và bụng
● Chậm lành vết cắt, vết xước và vết côn trùng cắn
● Da mỏng dễ bị bầm tím
● Kinh nguyệt không đều
● Giảm ham muốn tình dục và khả năng sinh sản ở nam giới
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của tình trạng và có thể bao gồm thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật.
4. Bệnh Addison
Bệnh xảy ra khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ cortisol hoặc aldosterone. Một số triệu chứng của bệnh Addison thường xảy ra:
● Mệt mỏi
● Giảm cân
● Đau bụng
● Lượng đường trong máu thấp
● Buồn nôn hoặc nôn mửa
● Bệnh tiêu chảy
● Cáu gắt
● Thèm muối hoặc thức ăn mặn
● Kinh nguyệt không đều
Bệnh điều trị bằng cách dùng các loại thuốc giúp thay thế các hormone mà cơ thể không sản xuất đủ.
5. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là do có quá nhiều glucose trong máu (lượng đường trong máu cao). Có hai loại bệnh tiểu đường: bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh tiểu đường loại 2.
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm:
● Mệt mỏi
● Giảm cân
● Có cảm giác đói hoặc khát tăng lên
● Thường xuyên đi tiểu
● Cáu gắt
● Nhiễm trùng thường xuyên
Tùy theo mức độ bệnh mà có cách điều trị phụ hợp như theo dõi lượng đường trong máu, thay đổi lối sống, ăn uống, tập thể dục thường xuyên. Với trường hợp nặng có thể dùng thuốc, liệu pháp insulin theo chỉ định của bác sĩ.
Hệ thống nội tiết tố giữ vai trò quan trọng trong thể, không chỉ duy trì sắc đẹp, sức khỏe mà còn quyết định đến yếu tố sinh lý, sinh sản. Vì vậy, bên cạnh theo dõi, xây dựng lối sống khoa học thì nên sử dụng các dưỡng chất thiên nhiên an toàn giúp cân chỉnh nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu của cơ thể.
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện Lepidium Meyenii là một thảo dược quý, sinh trưởng ở độ cao hơn 4.000 mét trên dãy núi Andes (Nam Mỹ) chứa các dưỡng chất quý bao gồm rất nhiều sterols, hàng chục amino acid, nhóm glucosinat, nhóm alkaloid, nhóm acid béo và chất xơ… rất tốt và cần thiết cho sức khỏe phụ nữ.
Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc cho thấy, các hoạt chất có trong Lepidium Meyenii, đặc biệt là các sterols quý, có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Đây là hệ trục đặc biệt quan trọng với cơ thể người phụ nữ vì nó chỉ huy toàn bộ việc sản xuất và điều phối các loại hormone phục vụ cho hoạt động sống là Estrogen, Progesterone và Testosterone theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể. Từ đó, giúp phụ nữ tăng cường sức khỏe, duy trì sắc đẹp và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, từ đó giúp đời sống sinh lý viên mãn.
Bài viết liên quan
Thực phẩm tốt cho đàn ông yếu sinh lý
Các ảnh hưởng của yếu sinh lý đến đời sống tình dục nam giới thường dựa vào ...
Th7
Tinh trùng loãng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả
Danh mụcNội tiết tố là gì?Chức năng của hệ nội tiết trong cơ thể con ...
Th7
Hoa ngàn vàng phụ nữ 30+ quý như thế nào bạn có biết?
Cái ngàn vàng trong quan niệm của mỗi người, mỗi nền văn hóa, mỗi đất ...
Th7
Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… là ...
Th7
Mãn dục nam: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Sau tuổi 40, nam giới thường phải đối mặt với tình trạng mãn dục nam ...
Th7
12 dấu hiệu tiền mãn kinh, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Tiền mãn kinh là giai đoạn “tiền đề” chuyển tiếp sang tuổi mãn kinh. Lúc ...
Th7