Tiền mãn kinh là giai đoạn “tiền đề” chuyển tiếp sang tuổi mãn kinh. Lúc này ,chị em phải đối mặt với rất nhiều bất ổn, cả về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Để đối phó với tình trạng này, chị em cần hiểu: tiền mãn kinh là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích giúp chị em bước qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng nhất.
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là quy luật tự nhiên của cơ thể mà phụ nữ không thể tránh khỏi. Lúc này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, dẫn đến nồng độ nội tiết tố bị xáo trộn với các triệu chứng khó chịu trước khi chuyển qua giai đoạn mãn kinh hoàn toàn.
Nếu trong 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt, người phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh, chấm dứt khả năng sinh sản. Những xáo trộn trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất, nhan sắc “xuống cấp” mà tâm lý cũng ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, chị em cần nhận biết sớm dấu hiệu để có biện pháp cải thiện và can thiệp kịp thời.
Phụ nữ trong 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt là chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh
Khi nào đến tuổi tiền mãn kinh?
Tình trạng tiền mãn kinh đánh dấu thời điểm hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm dẫn tới sự mất cân bằng hoặc rối loạn nồng độ các nội tiết tố nữ (estrogen progesterone, testosterone).
Các dấu hiệu của tiền mãn kinh
Theo số liệu thống kê từ Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM, ngay từ tuổi 30-35, có đến ¼ phụ nữ Việt Nam bắt đầu phải đối mặt với nhiều thay đổi của cơ thể trên cả 3 phương diện sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý nữ, đây chính là khởi đầu cho thời kỳ tiền mãn kinh-mãn kinh đầy sóng gió mà chị em thường phải gánh chịu bao gồm những dấu hiệu:
1. Rối loạn kinh nguyệt
Đây là triệu chứng phổ biến mà chị em thường phải trải qua trong giai đoạn tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, thường đến sớm hoặc trễ, thời gian có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường, có khi vô kinh một vài tháng, lượng máu kinh ra ít hoặc nhiều bất thường (trung bình 50-80ml).
2. Khó thụ thai
Giai đoạn tiền mãn kinh, khả năng mang thai của chị em là rất thấp, bởi kinh nguyệt không đều, khó xác định thời gian rụng trứng. Hơn nữa, giai đoạn này chất lượng trứng cũng bị suy giảm cũng là yếu tố khiến cho khả năng làm mẹ của chị em trở nên xa vời. Tuy nhiên, vẫn còn kinh nguyệt thì vẫn còn khả năng có con, vì vậy, chị em vẫn có biện pháp phòng ngừa nếu không muốn mang thai.
3. Bốc hỏa
Những cơn bốc hỏa thường kéo đến đột ngột, diễn ra vào ban đêm, gây cảm giác nóng ran phần mặt rồi lan ra phần cổ ngực rồi lan nhanh ra toàn cơ thể, kèm theo đó là tim đập nhanh. Cơn bốc hỏa đi qua, toàn thân toát mồ hôi, ớn lạnh, mệt mỏi. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà tần suất xuất hiện của các cơn bốc hỏa cũng khác nhau.
Có nhiều chị em chỉ thỉnh thoảng xuất hiện nhưng một số trường hợp những cơn bốc hỏa “ghé thăm” thường xuyên với tần suất khoảng 10 lần/ngày. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ của chị em. Đi kèm với bốc hỏa là chứng rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong đêm… khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, chán nản hơn.
Bốc hỏa là triệu chứng phổ biến của phụ nữ tiền mãn kinh
4. Thay đổi tính tình
Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, tính tình thường hay thay đổi thất thường, hay buồn bã, cáu gắt, lo lắng thái quá, thậm chí rối loạn cảm xúc, buồn vui thất thường. Nguyên nhân là do nội tiết tố bị xáo trộn, cộng với tình trạng mất ngủ thường xuyên làm cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thần kinh khiến tính tình chị em cũng thay đổi thất thường.
5. Dễ tăng cân
Ở giai đoạn này, phụ nữ mãn kinh thường dễ tăng cân, cơ thể mất cân đối. Nguyên nhân là do cơ thể thường bị rối loạn chuyển hóa, việc lưu trữ chất béo chuyển từ hông sang đùi, bụng. Khi Estrogen giảm, cơ thể có xu hướng lưu trữ nhiều chất béo hơn và làm chậm khả năng đốt cháy chất béo trong quá trình trao đổi chất. Hơn nữa, giai đoạn này, cơ thể già đi, và ít tập thể dục, ăn nhiều hơn là nguyên nhân gây tăng cân.
6. Thay đổi mức cholesterol
Hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm dẫn đến sự sụt giảm nội tiết tố trong cơ thể kéo theo những thay đổi bất lợi về mức cholesterol trong máu, bao gồm cả sự gia tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – cholesterol xấu và sụt giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) – cholesterol tốt. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, rối loạn mỡ máu ở phụ nữ.
7. Khô âm đạo, giảm ham muốn
Đây là một trong những vấn đề “đau đầu” của chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Nội tiết tố suy giảm chính là nguyên nhân khiến “cô bé” không thể tiết đủ chất nhờn để bôi trơn, thành âm đạo trở nên mỏng, khô, thậm chí teo đi khiến chị em đau rát khi quan hệ, dễ bị viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa. Bên cạnh sự thay đổi đáng kể về âm đạo, mất chất bôi trơn, sự đàn hồi kém, thì giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố bị xáo trộn còn ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của người phụ nữ khiến chị em không còn hứng thú với “giường chiếu”, thậm chí sợ hãi, né tránh.
8. Mật độ xương giảm
Nếu mức độ estrogen sụt giảm trầm trọng, bạn sẽ có nguy cơ bị hao hụt canxi nhanh hơn so với những phụ nữ khác, khiến cho xương bị xốp, yếu đi, giòn và dễ gãy. Đây là căn nguyên gây ra bệnh loãng xương, thoái hóa khớp… Để khắc phục, bạn cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn, đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bổ sung canxi nhằm bù đắp cho cơ thể lượng canxi đã mất.
9. Rối loạn giấc ngủ
Những thay đổi về nội tiết tố cùng với tình trạng đổ mồ hôi ban đêm có thể phá hỏng giấc ngủ ngon của bạn. Hãy cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ bằng cách thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, ngủ trước 23h, không ngủ trưa quá nhiều (tối đa 30 phút), không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 2 giờ. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện mà có chiều hướng nghiêm trọng hơn, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
10. Suy giảm trí nhớ, hay mất tập trung
Những thay đổi trong nội tiết tố cùng với các triệu chứng tiền mãn kinh khác (như thay đổi tâm trạng và rối loạn giấc ngủ), có thể khiến trí nhớ của người phụ nữ bị suy giảm. May mắn là chứng mau quên sẽ được khắc phục khi bạn bước sang tuổi mãn kinh.
11. Đánh trống ngực
Do nhịp tim có thể tăng lên gây ra cảm giác đánh trống ngực ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
12. Da và tóc mỏng
Lượng nội tiết có sự thay đổi bất thường là nguyên nhân khiến da mỏng, nhăn – khô – sạm và tóc khô xơ, gãy rụng, yếu ớt.
13. Các triệu chứng đáng lo ngại khác
Những triệu chứng tiền mãn kinh là tình trạng diễn ra hết sức bình thường không cần phải thăm khám ngay. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu dưới đây thì cần khám ngay, vì có thể có những vấn đề liên quan đến sức khỏe:
● Có đốm máu sau kỳ kinh nguyệt
● Cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt
● Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
● Thời gian dài hơn nhiều hoặc ngắn hơn nhiều so với bình thường (tùy vào chu kỳ của từng người mới tính thời gian ngắn, dài cụ thể)
Các yếu tố rủi ro dẫn đến tiền mãn kinh sớm hơn
Thông thường, thời gian tiền mãn kinh ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, theo thống kê, độ tuổi phụ nữ tiền mãn kinh thường dao động từ 35 – 45. Giai đoạn này diễn ra dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, có người chỉ trải qua 2-3 năm, nhưng có người phải chật vật chịu đựng 8-10 năm. Có trường hợp quá trình tiền mãn kinh xảy ra sớm hơn do những nguyên nhân phổ biến sau đây:
1. Di truyền
Nếu trong gia đình có mẹ, bà bị mãn kinh sớm thì nhiều khả năng bạn cũng bị như vậy.
Tuy nhiên, gen chỉ là một phần nguyên nhân của mãn kinh sớm, vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng về điều này.
2. Yếu tố lối sống
Một số yếu tố lối sống có thể có tác động không nhỏ đến quá trình mãn kinh của người phụ nữ như: chế độ dinh dưỡng, thói quen luyện tập, tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể. Theo nghiên cứu, những người ăn uống không đủ chất, ít tập thể dục, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng có thể gây ra mãn kinh sớm.
Đặc biệt, với những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt ngưỡng bình thường, dẫn đến thừa cân, béo phì, hormone estrogen lưu trữ nhiều trong các mô mỡ, hay những người suy dinh dưỡng cũng có ít lượng estrogen hơn. Do vậy, những đối tượng này cũng dễ bị mãn kinh sớm hơn. Ngoài ra, những người hút thuốc lá (chủ động hay bị động) cũng làm giảm lượng nội tiết tố trong cơ thể, vì vậy có thể gây ra mãn kinh sớm.
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm ở phụ nữ
3. Khiếm khuyết nhiễm sắc thể
Đây là yếu tố bẩm sinh do khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể dẫn đến tiền mãn kinh sớm.
Như hội chứng Turner khi sinh ra sẽ có nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh, chỉ có một nhiễm sắc thể X trong tế bào. Với những người mắc hội chứng Turner có buồng trứng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động sẽ dẫn đến vô kinh hoặc tiền mãn kinh sớm.
4. Bệnh tự miễn
Nếu mắc các bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp thường có dấu hiệu về tình trạng mãn kinh sớm. Khi mắc các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ nhận nhầm một cơ quan trong cơ thể với các tác nhân lạ và tấn công cơ quan này. Việc mắc một trong các bệnh này có thể ảnh hưởng đến buồng trứng. Thời kỳ mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động.
5. Điều trị ung thư
Việc xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư có thể gây ra suy buồng trứng sớm. Điều này có thể ảnh hưởng vĩnh viễn hoặc tạm thời. Còn có các yếu tố liên quan khác như: tuổi tác, loại hóa chất, vị trí điều trị ung thư.
Với những người ít tuổi có khả năng chịu đựng với hóa chất và tia xạ hơn so với người ít tuổi. Mỗi loại hóa chất điều trị có ảnh hưởng khác nhau đến buồng trứng, với những người điều trị ung thư ở não hoặc vùng chậu thì nguy cơ phát triển tiền mãn kinh sớm so với các vị trí khác.
Chẩn đoán tiền mãn kinh như thế nào?
Để chẩn đoán xem chị em đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm hay không, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm nội tiết tố nữ: định lượng hormone FSH, LH, estrogen, Progesterone:
● Hormone estrogen: Dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm thể hiện ở nồng độ estrogen suy giảm sớm.
● Hormone FSH (kích thích nang trứng): Nếu nồng độ FSH luôn ở mức trên 30 mIU/ml và bạn không có kinh nguyệt trong một năm, thì có khả năng bạn đã đến tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, xét nghiệm FSH tăng cao không có nghĩa là mãn kinh.
● Hormone TSH (kích thích tuyến giáp): Kiểm tra mức TSH để chẩn đoán. Nếu tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), bạn sẽ có mức TSH cao. Các triệu chứng của tình trạng này tương tự như các triệu chứng tiền mãn kinh.
● Siêu âm hình ảnh tử cung có bị teo hay không.
● Sinh thiết niêm mạc tử cung có bị teo hay không.
Phương pháp điều trị giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh
Các triệu chứng tiền mãn kinh nếu ở mức độ nhẹ có thể tự điều chỉnh bằng chế độ sinh hoạt, vận động và ăn uống, trong trường hợp nặng, các triệu chứng khó chịu diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì cần được thăm khám. Tùy theo từng tình trạng của chị em mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Để giảm thiểu và cải thiện những triệu chứng khó chịu, giữ cơ thể khỏe mạnh, níu giữ tuổi thanh xuân, thì bên cạnh có chế độ làm việc, sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bạn cần giữ tinh thần được thư giãn, thoải mái nhất, kiểm soát những căng thẳng – stress, và cần một chế độ ăn uống khoa học.
● Ăn uống đủ chất, giàu chất xơ, hạn chế chất béo no
Nên duy trì chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (bột đường, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất), và lưu ý bổ sung các dưỡng chất quan trọng sau đây:
Chất đạm: Chất đạm chiếm hơn 50% trọng lượng thô của tế bào, tuy nhiên, giai đoạn này, khối cơ bị sụt giảm khá nhiều. Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể là rất quan trọng. Chất đạm có trong các thực phẩm: thịt, cá, trứng, đậu. Mỗi ngày, chị em cần ăn 5-6 đơn vị chất đạm (1 đơn vị = 31g thịt, 35g cá, 58g đậu phụ). Ngoài ra, protein còn giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, điều chỉnh cảm giác thèm ăn và lượng đường trong máu.
Chất béo Acid Omega -3: Theo chuyên gia Đại học Laval (Mỹ), acid béo Omega-3 có tác dụng tích cực trong việc giảm các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở mức rất thấp như: chứng bốc hỏa, khó chịu, trầm cảm và đặc biệt chất béo này có tác dụng tích cực đối với hệ tim mạch. Chất béo Omega-3 có mặt trong các thực phẩm như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, các loại hạt, bơ, một số loại dầu thực vật… Ngoài sử dụng các loại thực phẩm, chị em có thể sử dụng thêm viên dầu cá giúp cơ thể bổ sung lượng chất béo không bão hòa này.
Rau xanh và trái cây: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa… là những dưỡng chất rất hữu ích cho phụ nữ tiền mãn kinh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Ngoài ra, việc ăn nhiều chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu nên hạn chế cảm giác thèm ăn, duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong rau củ còn chứng minh giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý như tim mạch, ung thư, đột quỵ. Mỗi ngày nên ăn 300g rau xanh, 250g trái cây.
Nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi rất hữu ích cho phụ nữ tiền mãn kinh
Thực phẩm giàu canxi: Giai đoạn tiền mãn kinh, mật độ xương của chị em giảm dần, có nguy cơ nhức mỏi xương khớp, loãng xương rất cao, nên chế độ ăn uống cần tăng cường những thực phẩm giàu canxi như: cua đồng, cá nguyên xương, tôm tép, cá hồi, bông cải xanh, các loại đậu và cần phơi nắng nắng mỗi ngày (20-30 phút/ngày) để có đủ vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa canxi. Cơ thể chị em cần cung cấp 1.200 miligam canxi mỗi ngày.
Ăn thực phẩm giàu chất sắt: Có trong các thực phẩm như: thịt đỏ, thịt gia cầm, cá trứng, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc… Đây là thành phần quan trọng của cơ thể, đặc biệt với chị em tiền mãn kinh, bởi sắt có vai trò quan trọng để cấu tạo hồng cầu, tham gia vào thành phần của một enzyme trong hệ miễn dịch… Theo khuyến nghị, nhu cầu sắt ở phụ nữ lớn tuổi là 8 miligam mỗi ngày.
Uống đủ nước: Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, giúp thận làm việc tốt, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, điều hòa thân nhiệt và tham gia bảo vệ mô cơ quan. Vì thế, chị em cần uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
● Bỏ hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích
Thuốc lá và các chất kích thích không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân như gây ung thư phổi, ung thư cổ tử cung…, những chất độc đó còn gây ra tình trạng mãn kinh sớm. Theo một số nghiên cứu, phụ nữ hút thuốc lá mãn kinh sớm hơn phụ nữ không hút thuốc. Nguyên nhân là do hút thuốc làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ.
Vì vậy, chị em cần tránh xa khỏi thuốc lá (cả hút thuốc chủ động và hút thuốc bị động), đồng thời hạn chế sử dụng các chất kích thích.
● Tích cực tập thể dục
Tập thể dục là hoạt động cần thiết trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Việc tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát cân nặng, cải thiện tâm trạng, phòng ngừa nguy cơ loãng xương. Chị em nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, duy trì đều đặn sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Những bài tập như đi bộ nhanh, yoga, tập aerobic, bơi lội… nên tập ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần tập 30-45 phút.
● Tắm nắng hàng ngày
Đây là giai đoạn phụ nữ thường gặp chứng loãng xương dẫn đến hàng loạt bệnh nghiêm trọng như đau cột sống, biến dạng cột sống, thậm chí dẫn đến gãy xương. Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống giàu canxi thì chị em nên tắm nắng, tăng cường các hoạt động ngoài trời là cách hấp thu vitamin D, giúp cơ thể tổng hợp canxi tốt nhất đồng thời giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện tâm trạng.
Chị em nên tăng cường hoạt động ngoài trời, tắm nắng hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe
2. Phương pháp điều trị bằng thuốc
Tùy theo từng tình trạng của chị em mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc phổ biến chị em thường được chỉ định sử dụng sau đây:
Liệu pháp hormone thay thế: Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định cho chị em sử dụng Estrogen liều thấp hay cao để cải thiện các triệu chứng khó chịu của giai đoạn tiền mãn kinh, phòng ngừa loãng xương. Ưu điểm của liệu pháp này là giúp chị em cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu, tuy nhiên nhược điểm là thuốc có thể tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, dẫn đến thuyên tắc phổi, thuyên tắc não, thậm chí gây tử vong đột ngột. Lưu ý, sử dụng các loại thuốc này cần theo chỉ định và giám sát sao của bác sĩ.
Sử dụng thuốc bổ sung: Thường là những loại thuốc có chứa canxi và vitamin D để phòng ngừa và điều trị tình trạng loãng xương. Khi uống các loại thuốc này cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
Thuốc chống trầm cảm liều thấp: Với những chị em bị các cơn bốc hỏa ghé thăm thì Serotonin là nhóm thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc (SSRIs) có thể làm giảm cơn bốc hỏa thường được các bác sĩ chỉ định.
Thuốc bôi âm đạo:
Với những tình trạng “khô hạn”, đau rát và rất dễ viêm nhiễm thì sử dụng thuốc bôi được xem là giải pháp tạm thời. Các loại thuốc gel có thể dùng để thoa trực tiếp lên mô âm đạo có thể tránh khó chịu, và phòng ngừa chảy máu khi quan hệ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng loại thuốc này vì chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Bên cạnh những loại thuốc điều trị trên, hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại thuốc bổ sung Estrogen đơn lẻ từ bên ngoài. Tuy nhiên, theo TS. Lê Thúy Tươi, việc sử dụng các loại thuốc này không theo chỉ định của bác sĩ là rất nguy hiểm. Bởi nội tiết tố nữ không chỉ Estrogen mà bao gồm GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone, trong đó Estrogen, Progesterone và Testosterone là bộ ba nội tiết tố nữ quan trọng nhất.
Theo chuyên gia Lê Thúy Tươi, việc bổ sung không đúng sẽ gây “rúng động” toàn cơ thể. Hơn nữa, việc bổ sung nội tiết tố “ngoại lai” lâu ngày sẽ khiến cơ thể no ảo khiến hệ trục chịu trách nhiệm sản xuất ra nội tiết tố này bị tê liệt, sự thiếu hụt nội tiết tố càng tồi tệ hơn. Nghiêm trọng hơn là khi bổ sung Estrogen từ bên ngoài vào mà không có xét nghiệm hay chỉ định của bác sĩ, nội tiết tố dư thừa không bài tiết được ra ngoài mà giữ lại trong mô mỡ. Nếu mô mỡ ở ngực” bắt” nhiều Estrogen thì chúng sẽ kích thích sự phát triển quá mức của ngực dẫn đến ung thư vú… Ngoài ra, bổ sung Estrogen tổng hợp còn là nguyên nhân gây ra huyết khối, thường là ở phổi và ruột.
Sử dụng tinh chất thiên nhiên cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả
Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh thực sự là nỗi ám ảnh của chị em, ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống cả về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý. Nguyên nhân gốc rễ là do hoạt động của hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bị suy giảm, không thể sản xuất nội tố để đáp ứng mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy, để cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả và các vấn đề “nhức nhối” mà chị em tuổi tiền mãn kinh đang chịu đựng là “vực dậy” hệ trục quan trọng này.
Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng, Tổng thư ký Hội Phụ Sản Việt Nam, thực tế cho thấy nếu chị em biết cách chăm sóc sức khỏe sinh lý từ sớm, các triệu chứng này có thể chỉ diễn ra nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của chị em độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh.
Vì vậy, bên cạnh giữ tinh thần thỏa mái, có chế độ làm việc, vận động và ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, chị em bước vào độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh nên chăm sóc hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bằng các tinh chất thiên nhiên giúp chị em vượt qua giai đoạn “bão tố” nhẹ nhàng và an toàn nhất.
Bài viết liên quan
Thực phẩm tốt cho đàn ông yếu sinh lý
Các ảnh hưởng của yếu sinh lý đến đời sống tình dục nam giới thường dựa vào ...
Th7
Tinh trùng loãng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả
Danh mụcTiền mãn kinh là gì?Khi nào đến tuổi tiền mãn kinh?Các dấu hiệu của ...
Th7
Hoa ngàn vàng phụ nữ 30+ quý như thế nào bạn có biết?
Cái ngàn vàng trong quan niệm của mỗi người, mỗi nền văn hóa, mỗi đất ...
Th7
Hệ nội tiết là gì? Gồm cơ quan nào và vai trò của hệ thống nội tiết
Hệ nội tiết là hệ thống gồm nhiều tuyến sản xuất hormone nằm khắp cơ ...
Th7
Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… là ...
Th7
Mãn dục nam: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Sau tuổi 40, nam giới thường phải đối mặt với tình trạng mãn dục nam ...
Th7